Xả Buông Tên di tích: Đình - Chùa - Miếu Bình Cách
Loại công trình: Đình, chùa, miếu
Loại di tích: Lịch sử
Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2015-VH/QĐ ngày 16 tháng 12 năm 1993
Địa chỉ di tích: Thôn Tây Bình Cách (Làng Gạch) xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Cụm di tích Đình - Miếu - Chùa Bình Cách xã Đông Xá có giá trị lịch sử rất lớn. Là nơi các anh hùng hào kiệt giấy binh dựng cờ khởi nghĩa. Nơi Các Hoàng thân Quốc thích đã lưu lại. Nơi hoạt động Cách mạng của cha ông ta. Nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của người dân Đông Xá từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hơn nữa cụm di tích Đình - Chùa - Miếu Bình Cách còn giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo của nền kiến trúc nghệ thuật thời Nhà Nguyễn. Trách nhiệm của chính quyền, của các tổ chức xã hội, mỗi người dân Đông Xá nhất là các nhà trường các thầy cô giáo là phải học, hiểu về di tích Lịch sử - Văn hoá của quê hương mình để giáo dục cho các thế hệ học sinh truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của người dân Đông Xá nói riêng và lớp lớp hào kiệt của dân tộc qua các triều đại để con cháu Đông Xá noi gương học tập, rèn luyện, tu dưỡng và bảo vệ, giữ gìn các di tích Lịch sử - Văn hoá mà cha ông ta để lại, để các di tích ấy sống mãi với thời gian.
Ngày 26/3 âm lịch hàng năm nhân dân Đông Xá tổ chức giỗ trận long trọng để tưởng nhớ những người con của dân làng đã anh dũng hy sinh chống giặc ngoại xâm
5 /5
Lan Anh Vũ Chùa thanh tĩnh, đáng để dạo chùa và cầu an cho gia đình. Đặc biệt tiếng chuông chùa trong, vang và làm dịu tâm trạng
5 /5
Tháp Quang Cụm di tích Đình - Đền - Chùa làng Bình Cách (làng Gạch) xã Đông Xá, xin trích dẫn để anh chị em tham khảo:
1. Tên di tích: Đình - Chùa - Miếu Bình Cách
2. Loại công trình: Đình, chùa, miếu
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2015-VH/QĐ ngày 16 tháng 12 năm 1993
5. Địa chỉ di tích: Thôn Tây Bình Cách (Làng Gạch) xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
6. Tóm lược thông tin về di tích
* Nội dung Lịch sử Đình làng Bình Cách (Làng Gạch)
Đình là nơi thờ bái vọng 8 vị thần của 8 giáp. Nơi ngự của các thần là các miếu và đền. Các miếu nay đã bị phá huỷ, chỉ còn 1 đền, đó là đề nằm trong quần thể di tích. Qua sắc phong còn lưu lại tại đình Bình Cách và truyền thuyết dân gian thì đình Bình Cách thờ các vị đại thần tại các giáp như sau:
- Quý Minh Đại vương thượng đẳng thần - tại miếu giáp Đoài;
- Linh Lang Thượng đẳng thần - tại miếu giáp Đông;
- Thái Bảo tôn thần - tại miếu giáp Móc;
- Trần Triều Chiêu Dung Công chúa - Miếu giáp Cả;
- Ngô Đồng Đại vương - tại miếu giáp Vân;
Ngoài ra theo dân gian trưyền khẩu đình còn thờ:
- Ngã ba kẻ giữa tôn thần - Tại miếu giáp Trung;
- Mã cả tôn thần - Tại miếu giáp Bắc;
- Linh công bản lễ tôn thần - Miếu giáp Hậu;
Đặc biệt Đình Bình Cách còn thờ bái vọng cùng với văn bia " Trung nghĩa từ" các nghĩa sĩ đã hy sinh chiến đấu bảo vệ làng xã trước khi Pháp chiếm Bắc kỳ.
Cụm di tích Đình - Miếu - Chùa Bình Cách xã Đông Xá có giá trị lịch sử rất lớn. Là nơi các anh hùng hào kiệt giấy binh dựng cờ khởi nghĩa. Nơi Các Hoàng thân Quốc thích đã lưu lại. Nơi hoạt động Cách mạng của cha ông ta. Nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của người dân Đông Xá từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hơn nữa cụm di tích Đình - Chùa - Miếu Bình Cách còn giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo của nền kiến trúc nghệ thuật thời Nhà Nguyễn. Trách nhiệm của chính quyền, của các tổ chức xã hội, mỗi người dân Đông Xá nhất là các nhà trường các thầy cô giáo là phải học, hiểu về di tích Lịch sử - Văn hoá của quê hương mình để giáo dục cho các thế hệ học sinh truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của người dân Đông Xá nói riêng và lớp lớp hào kiệt của dân tộc qua các triều đại để con cháu Đông Xá noi gương học tập, rèn luyện, tu dưỡng và bảo vệ, giữ gìn các di tích Lịch sử
- Văn hoá mà cha ông ta để lại, để các di tích ấy sống mãi với thời gian.
Ngày 26/3 âm lịch hàng năm nhân dân Đông Xá tổ chức giỗ trận long trọng để tưởng nhớ những người con của dân làng đã anh dũng hy sinh chống giặc ngoại xâm.
(Sưu tầm trích lại)
5 /5
Phạm Thành Không gian tĩnh lặng, yên lành
5 /5